31 tháng 10 là ngày gì? Nguồn gốc ngày lễ Halloween

halloween

Theo lịch Gregory, ngày 31 tháng 10 là ngày thứ 304 (năm nhuận là ngày thứ 305). Ngày này được biết đến rộng rãi trên thế giới là ngày Halloween. Hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn về ngày này qua bài viết sau nhé.

1. Nguồn gốc ngày lễ Halloween

Lễ hội Halloween có nguồn gốc từ ngày lễ của dân tộc Celts có tên là “The Celtic Festival of Samhain”, họ sống cách đây 2000 năm trên vùng đất miền Băc nước Pháp, Ireland và Anh Quốc.

Halloween
Halloween có nguồn gốc từ lễ hội The Celtic Festival of Samhain

Vào đêm ngày 30 tháng 10, họ tổ chức buổi lễ để vinh danh và tưởng nhớ Thánh Samhain– vị Thần cai quản linh hồn người chết. Họ tin rằng vào đêm đó, các linh hồn được Thánh Samhain cho phép trở về dương gian để gặp lại gia đình.

Ngày nay, cứ đến ngày 31/10, thiếu niên và trẻ em thường được mặc trang phục Halloween để đi đến thăm hỏi, gõ cửa từng nhà để nhận kẹo. Lễ hội hóa trang Halloween trên đường phố mà chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh bộ xương trắng, phù thủy, con mèo đen, những quả táo…

2. Nguồn gốc chữ Halloween

Halloween là viết tắt của từ All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày Các Chư Thánh. Chữ “Hallow” có nguyên chữ là “Holy”, đây là một từ cổ tiếng Anh có nghĩa là Thánh. Tên ngày lễ trên được rút ngắn thành Hallowe’en và cuối cùng nó được đổi tên thành Halloween như bây giờ.

3. Truyền thuyết và ý nghĩa về Halloween

Theo truyền thuyết, có một anh chàng tên là Jack, nhưng khi chết đi linh hồn anh không được vào thiên đàng bởi vì: Khi anh ta còn sống lại là một người rất tham lam, keo kiệt, chỉ biết thu giữ tiền bạc nhưng không bao giờ bố thí cho ai một chút gì.

Có người kể rằng, Jack thường chơi đùa vui vẻ với ma quỷ. Có một lần, anh giải thoát con quỷ đã từng chơi đùa với anh khi nó bị dân làng và thầy tu bắt được. Vì để trả ơn, con quỷ hứa sẽ không bao giờ bắt linh hồn anh xuống địa ngục.

Halloween
Truyền thuyết về Jack và bài học quý giá

Vì vậy, sau khi Jack chết do một tại nạn, Linh hồn anh bị thiên đường từ chối, nhưng Jack lại không thể xuống địa ngục vì con quỷ kia không muốn phá bỏ lời hứa của mình. Vì không muốn Jack bị lạnh, con quỷ lấy một ít than hồng ở địa ngục bỏ vào trong quả bí ngô rồi đưa cho anh để trở về dương gian.

Qua câu chuyện trên, bài học được rút ra là sống không nên qua tham lam, nên nhân hậu, bác ái và luôn giúp đỡ những người gặp lúc khó khăn. Bên cạnh đó, không nên trêu đùa với ma quỷ, vì chúng là đại diện cho những thứ xấu xa, lừa lọc, đưa người ta đến con đường tội lỗi, tối tăm.

4. Biểu tượng của Halloween

Hằng năm cứ đến tháng 10, trên các đường phố, cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ chơi thì thấy xuất hiện rất nhiều chiếc đèn làm từ quả bí ngô mà không thấy bất cứ loại rau củ nào được chế tác tương tự. Khi người ta nhìn vào là biết sắp tới lễ Halloween, tại sao vậy?

Trước kia, những người di cư từ Ireland đến Mỹ, họ dùng những quả bí ngô- là loại rau củ rỗng ruột và có thể khắc các họa tiết như khuôn mặt láu cá, đáng sợ một cách dễ dàng. Sau đó, họ cho những cây đèn vào trong ruột quả bí ngô để dẫn đường, soi sáng lối đi cho những linh hồn vất vưởng.

Từ câu chuyện chàng Jack, người ta thường lấy quả bí ngô làm hình tượng cho ngày lễ Halloween. đêm ngày 31/10, ngươi đan treo đèn lồng bí ngô trước của nhà để xua đuổi những linh hồn xấu xa và ma quỷ.

Ngoài ra, ngày lễ Halloween còn gắn với các biểu tượng như con mèo đen, chim cú mèo. Bởi vì con mèo đen là con vật thân cận nhất với phù thủy và chim cú mèo thường thân thiết với ma quỷ. Mỗi khi có tiếng cú kêu là báo hiệu một người nào đó sắp chết,