Bung nút nhầy chính là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh. Thế nhưng, hiện vẫn chưa rõ bung nút nhầy bao lâu thì đẻ, có thể vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí là vài giờ. Vì thế, hiểu được bung nút nhầy là gì sẽ giúp mẹ bầu có thể xử lý tốt trong mọi tình huống. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của petrifiedtruth.com chúng tôi để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé.
Contents
I. Hiện tượng bung nút nhầy là gì?
Bung nút nhầy chính là hiện tượng dịch nhầy ở cổ tử cung bắt đầu thoát ra ngoài. Đây cũng là thời điểm mà cổ tử cung mỏng và giãn dần ra để mở hoàn toàn cho em bé có thể chui ra ngoài. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung và chất nhầy thường bị nhuốm ít máu khi thoát ra ngoài.
Nếu bong nút nhầy toàn bộ, mẹ bầu có thể quan sát được nút nhầy bong ra có chiều dài khoảng 4 đến 5cm. Nếu dịch nhầy thoát ra ngoài có màu vàng, xanh lá hoặc mùi hôi bất thường thì rất có thể mẹ bầu đã bị viêm nhiễm vùng âm đạo. Nhất là khi kèm theo các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, ngứa vùng âm đạo…
Bình thường trong thời kỳ mang thai, di tác động của một vài yếu tố nên nút nhầy có thể bị bong ra một phần và được tái tạo lại sau đó. Nút nhầy chỉ thực sự bong hoàn toàn khi mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ vào những tuần cuối thai kỳ, vì thế bạn không cần phải quá lo lắng về hiện tượng này.
Như vậy, với thắc mắc bung nút nhầy là gì có thể hiểu đây là yếu tố đặc trưng của mẹ bầu, giúp thông đường trong cổ tử cung để em bé có thể chui ra ngoài dễ dàng hơn.
II. Dấu hiệu bung nút nhầy như thế nào?
Trong suốt thai kỳ, dịch âm đạo thường có màu trong hoặc trắng đục và thường xuyên tiết ra. Vì thế mà nhiều mẹ bầu vẫn luôn thắc mắc nút nhầy là gì, dấu hiệu bung nút nhầy là gì.
Khác với dịch âm đạo, nút nhầy thường đặc và trông khá giống thạch. Khi thoát ra ngoài, nút nhầy có thể lẫn chút máu nên sẽ có màu hồng nhạt hoặc màu nâu.
Ngoài màu sắc, hình dáng thì mẹ bầu cũng có thể phân biệt được bung nút nhầy với dịch âm đạo thôn qua các đặc điểm sau:
- Số lượng: Khi nút nhầy chưa bung, dịch âm đạo tiết ra ít và thay đổi theo dự dao động của hormon trong thai kỳ. Còn khi nút nhầy bong thì số lượng dịch tiết ra nhiều hơn.
- Màu sắc: Dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc trong suốt. Còn nút nhầy có màu vàng/xanh lá cây hoặc hồng. Đôi lúc còn có vệt máu.
- Độ kết dích: Khi chưa bung nút nhầy, dịch âm đạo lỏng và khá dính. Còn khi bung nút nhầy, dịch đặc và keo hơn. Cũng có một số trường hợp dịch nút nhầy lỏng hơn.
- Đặc điểm khác: Nếu bung toàn bộ nút nhầy cùng lúc thì sẽ thấy nút nhầy có độ dài khoảng 4-5 cm.
III. Bung nút nhầy bao lâu thì sinh?
Đây là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi tìm hiểu bung nút nhầy là gì. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng bung nút nhầy chưa hẳn phải là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng và chính thức. Chỉ khi mẹ bầu vỡ ối, thường xuyên xuất hiện những cơn đau co thắt thì đó mới là dấu hiệu sắp sinh.
Vì thế, việc bung nút nhầy bao lâu thì đẻ sẽ phù thuộc vào từng cơ địa của từng mẹ bầu, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Do đó, khi thấy xuất hiện dịch nhầy xuất hiện vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ cần không cần đến viện ngay lập tức mà có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu dự báo sắp sinh khác như:
- Dịch nhầy đổi màu: Nếu thấy dịch nhầy đổi màu từ trắng trong sang màu kem hoặc lốm đốm máu thì đây là bung nút nhầy màu nâu.
- Dịch nhầy kèm theo cảm giác đau bụng: Nếu thấy chảy dịch nhầy kèm theo những cơn đau bụng thì mẹ bầu nên cùng với người thân nhập viện ngay lập tức. Bởi vì những cơn gò tử cung kèm theo dấu hiệu đau bụng thường xuất hiện sau sinh khoảng 12 đến 24 giờ.
- Vỡ ối: Cho dù bạn chưa cảm nhận được những cơn đau bụng hay cơn gò mà thấy vỡ ối thì đây là dấu hiệu cho thấy em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, nếu dịch nhầy thoát ra ngoài kèm theo những dấu hiệu sau thì mẹ bầu cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để tránh xảy ra biến chứng.
- Hoa mắt, chóng mặt, cơ thể sưng phù bất ngờ: Đây được cho là dấu hiệu của chứng tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này mẹ bầu hãy nhanh chóng nhập viện.
- Vỡ ối và nước ối có màu xanh, nâu nhạt: Nếu dấu hiệu này xuất hiện, mẹ bầu nên nhanh chóng vào viện vì đây có thể hiện “phân su” của thai nhi. Phân su chính là phân thải đầu tiên của bé và nếu không may hít hay nuốt phân su vào bụng thì sẽ gây nguy hiểm. Với trường hợp này, các bác sĩ sẽ can thiệp nhanh chóng để đưa em bé ra ngoài an toàn.
IV. Bung nút nhầy có phải dấu hiệu sảy thai
Như đã chia sẻ khi giải thích bung nút nhầy là gì, hiện tượng này có thể diễn ra một phần hoặc hoàn toàn trong thời gian thai kỳ nhưng có thể tái tạo. Vì thế, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về hiện tượng bong nút nhầy, bởi vì sau khi bung chưa hẳn đã sinh ngay. Thông thường, nút nhầy sẽ bung vào tam cá nguyệt thứ 3, khi sắp chuyển dạ.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể bung nút nhầy sớm do nhiều yếu tố khiến cổ tử cung bị giãn như chuyển dạ sinh non, cổ tử cung không toàn vẹn…
Nguyên nhân bung nút nhầy do cổ tử cung không toàn vẹn thường xảy ra ở tuần thai nhi thứ 14 đến 20 với những dấu hiệu như co thắt cổ tử cung, nặng bụng dưới…
Hiện tượng bung nút nhầy sớm trước tuần 37 của thai nhi không phải là dấu hiệu của sảy thai, đây chỉ là hiện tượng cổ tử cung đang giãn hoặc là dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm.
Trong suốt thai kỳ, dịch âm đạo sẽ thường tiết ra và có những đốm màu đỏ nhỏ là tình trạng phổ biến, do đó mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời, vì đây có thể là dấu hiệu của sảy thai.
Như vậy, hiện tượng bung nút nhầy thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sắp chuyển dạ. Vì thế nếu thấy hiện tượng này xuất hiện thì các mẹ nên chủ động chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các trường hợp bung nút nhầy sớm, hoặc có dấu hiệu bất thường để kịp thời đến bệnh viện thăm khám.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được bung nút nhầy là gì, có dấu hiệu như thế nào. Mong rằng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích dành cho mẹ bầu.