Marketing là một trong những ngành hot hiện nay nên có nhiều bạn học sinh đã nhắm tới ngành này để theo học và câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đó chính là học Marketing ra làm gì? Ngành này có những cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Những thắc mắc trên sẽ được Petrifiedtruth.com giải đáp qua bài viết sau đây.
Contents
I. Sơ qua các thông tin về ngành Marketing
Marketing là một thuật ngữ mượn từ tiếng Anh có nghĩa là tiếp thị, nó bắt nguồn từ từ “market” có nghĩa là thị trường. Hiểu một cách đơn giản, Marketing hay tiếp thị là một hoạt động trong quá trình kinh doanh. Marketing là toàn bộ các hoạt động hướng đến khách hàng nhằm mục đích tạo mối quan hệ và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.
Khác với lấm tưởng của nhiều người khi được hỏi học Marketing ra trường làm gì sẽ nghĩ ngay tới những hoạt động như đi quảng cáo, tổ chức sự kiện quảng bá hay thậm chí là mang sản phẩm đi chào bán… Nhưng cách hiểu đó không hoàn toàn chính xác, Marketing sẽ bao gồm 5 đầu công việc chính:
- Nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu phân khúc thị trường
- Định vị thị trường
- Lên kế hoạch và thực thi quá trình thực hiện
- Kiểm soát
II. Học Marketing ra trường làm gì? 8 định hướng nghề nghiệp và mức lương từng vị trí
Các lĩnh vực hoạt động của ngành Marketing khá rộng mở và có nhiều lựa chọn cho vị trí công việc phụ thuộc vào khả năng và sở thích của bạn. Dưới đây là 8 lựa chọn nghề nghiệp dành cho các bạn còn đang thắc mắc học Marketing ra trường làm gì. Nhìn chung, người học ngành Marketing sẽ có 2 con đường làm việc: làm việc cho các Agency hoặc làm việc In-house.
1. Làm việc trong các công ty Agency
Agency là các công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo và tiếp thị. Hiểu một cách đơn giản agency sẽ truyền thông tiếp thị cho nhiều công ty, các công ty, tổ chức là khách hàng (client) của họ, sản phẩm họ bán là dịch vụ truyền thông. Theo học ngành Marketing khi vào những công ty này bạn có thể đảm nhận những công việc sau:
- Copywriter và Content Creator
Đây là các vị trí làm việc chủ yếu với ngôn từ, họ là những người chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Hiện nay, phần nội dung không chỉ bao gồm chữ nghĩa mà còn có cả hình ảnh. Vì vậy, người làm content creator còn cần có tư duy hình ảnh tốt và viết brief hình ảnh cho designer.
Mức lương cho vị trí này trung bình từ khoảng khoảng 8.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng.
- Media Planner
Nhân viên planner là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các bên khách hàng. Họ chính là những người nắm giữ vai trò “đầu não” trong mỗi chiến dịch.
Công việc chủ yếu của họ là nghiên cứu client, nghiên cứu thị trường, hiểu được công chúng mục tiêu của client, nghiên cứu đối thủ của client, đưa ra kế hoạch giải pháp nhằm giúp client đạt được mục tiêu do họ đặt ra.
Mức lương cho vị trí này là từ 9.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
- Account manager
Account là vị trí chịu trách nhiệm kết nối giữa agency và client. Họ là người tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của client, tạo mối quan hệ với khách, giữ vai trò liên hệ giữa client và đội ngũ sản xuất của agency. Hiểu một cách nôm na, account có công việc mang tính chất của sales trong agency tuy nhiên tác vụ của họ phức tạp hơn và yêu cầu có kiến thức chuyên môn về Marketing.
Yêu cầu của một Account manager là có học vấn cử nhân trở lên. Họ cần có tầm nhìn xa, giỏi thuyết phục, đàm phán, thiết lập quan hệ. Cơ hội thăng tiến: giám đốc, tổng giám đốc… Mức lương từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng/ tháng.
- Designer
Designer là nhân viên thiết kế. Họ là những người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video, gif… một cách trực quan nhất. Designer cần có tư duy hình ảnh tốt và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Đây là công việc đòi hỏi sức sáng tạo và gu thẩm mỹ cao.
Mức lương cho vị trí Designer thường là từ 7.000.000 – 16.000.000 đồng/tháng.
2. Làm việc cho các công ty Client
Làm ở công ty client tức là làm trong bộ phận Marketing của các công ty, tổ chức. Bạn tiếp thị chỉ cho duy nhất tổ chức bạn đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức. Về cơ bản, tùy theo quy mô công ty lớn nhỏ mà họ có yêu cầu khác nhau về nhân viên Marketing nhưng chủ yếu đây sẽ là một số vị trí công việc thiết yếu:
- Nhân viên/Chuyên viên nghiên cứu thị trường – Market Research Analyst
Với những công ty lớn thì vị trí nghiên cứu thị trường có thể tách ra riêng so với nhân viên Marketing. Công việc của nhân viên nghiên cứu thị trường là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin mà họ đưa ra có giá trị rất lớn trong việc lên kế hoạch truyền thông tiếp thị.
Mức lương cho vị trí này khoảng từ 6.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng.
- Brand manager
Brand Manager hẳn là vị trí mơ ước của các bạn trẻ theo đuổi ngành Marketing. Họ có nhiệm vụ phát triển nhãn hàng của doanh nghiệp. Họ phải làm sao để tăng lòng trung thành của khách hàng với công ty mình. Nhiệm vụ cụ thể của một Brand Manager là chịu mọi trách nhiệm về nhãn hàng. Từ phân tích nghiên cứu thị trường, tìm insight khách hàng, lên kế hoạch chiến lược đến làm việc với Agency, phản hồi lại khách hàng…
Mức lương của các Brand Manager rơi vào khoảng 35.000.000 – 45.000.000 đồng/tháng.
- PR manager
PR manager trong doanh nghiệp là người giúp xây dựng và phát triển hình ảnh công ty. Công việc chính của họ xoay quanh các chiến dịch truyền thông. Từ phát triển kế hoạch tiếp thị, quan hệ với truyền thông đến tạo ra nội dung cho các thông cáo báo chí, theo dõi kết quả PR…
Mức lương cho vị trí này thường khá cao, rơi vào khoảng 40.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng.
- Marketing Assistant
Marketing Assistant là trợ lý tiếp thị trong doanh nghiệp. Họ là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho các lãnh đạo xây dựng lên các chiến lược, chiến thuật cụ thể. Công việc cụ thể của họ là hỗ trợ để triển khai kế hoạch marketing và pr cho thương hiệu. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ tổ chức sự kiện phục vụ cho marketing. Marketing Assistant nhận chỉ thị trực tiếp từ các giám đốc Marketing.
Mức lương của vị trí này hiện tại là từ 6.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.
III. Học Marketing ra làm ở đâu?
Vậy cụ thể học Marketing có thể làm ở đâu? Như đã nói ở trên thì bạn có thể làm việc tại các địa điểm như sau:
- Công ty truyền thông (Media agency).
- Các công ty quảng cáo (Advertising agency).
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency).
- Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing…
IV. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Marketing
Câu hỏi về nơi đào tạo ngành Marketing cũng được khá nhiều bạn quan tâm, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn một số trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành Marketing sau:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học thương mại
- Đại học RMIT
- Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế – ĐH Huế
- Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Hi vọng rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết về ngành Marketing nói chung và những cơ hội việc làm của ngành này nói riêng. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn với ngành nghề.