Học Tài chính ngân hàng có dễ xin việc hay không? Việc làm ngành Tài chính ngân hàng

Học Tài chính ngân hàng có dễ xin việc hay không? - petrifiedtruth.com

Sau câu hỏi học Tài chính ngân hàng có khó không thì các bạn học sinh thường thắc mắc về vấn đề việc làm của ngành này mà câu hỏi được khá nhiều người quan tâm đó chính là học Tài chính ngân hàng có dễ xin việc hay không? Có những cơ hội việc làm nào cho sinh viên ngành Tài chính ngân hàng khi ra trường?

Tất cả câu trả lời sẽ đều có trong bài viết dưới đây.

I. Các cơ hội nghề nghiệp của ngành Tài chính ngân hàng.

Cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành Tài chính ngân hàng là rất rộng mở, khi ra trường bạn có thể lựa chọn một trong các hướng đi sau:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Chuyên viên kế toán ngân hàng
  • Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
  • Chuyên viên tài trợ thương mại
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
  • Giám đốc tài chính
  • Giám đốc điều hành
  • Tổng giám đốc
  • Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng

Tùy vào mỗi vị trí mà mức lương trong ngành cũng có sự chênh lệch khá rõ rệt cũng như đòi hỏi những kiến thức cùng kỹ năng và kinh nghiệm cao hơn.

Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp là một lựa chọn khi ra trường của ngành Tài chính ngân hàng
Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp là một lựa chọn khi ra trường của ngành Tài chính ngân hàng

II. Học Tài chính ngân hàng có dễ xin việc hay không?

1. Những kiến thức cần có của sinh viên Tài chính ngân hàng khi xin việc

Hầu hết các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng sẽ yêu cầu ứng viên của họ phải trang bị cho mình một vốn viên thức đầy đủ về ngành như:

  • Kiến thức về lĩnh vực tài chính và ngân hàng từ mức độ cơ bản đến mức độ chuyên sâu.
  • Kinh tế vi mô
  • Nguyên lý kế toán
  • Nguyên lý thống kê
  • Quản trị học
  • Phương pháp phân tích định lượng
  • Tài chính quốc tế
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Thị trường tài chính
  • Tài chính công ty đa quốc gia
  • Thẩm định tín dụng
  • Thanh toán quốc tế

2. Những kỹ năng mà ngành Tài chính ngân hàng đòi hỏi

Ngoài trang bị kiến thức ra thì sinh viên ngành Tài chính ngân hàng cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng như:

  • Kỹ năng tính toán và phân tích số liệu
  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
  • Kỹ năng giới thiệu sản phẩm
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm
Muốn xin được việc ngành Tài chính ngân hàng thì sinh viên cần trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng
Muốn xin được việc ngành Tài chính ngân hàng thì sinh viên cần trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng

2. Xin việc sau khi học ngành Tài chính ngân hàng ra trường có dễ hay không?

Một trong những suy nghĩ mà nhiều người thường hay nói khi nhắc đến ngành Tài chính ngân hàng đó chính là phải “có mối quan hệ” học phải là “con ông cháu cha” thì ra trường mới xin được việc. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên ngành Tài chính ngân hàng là vô cùng nhiều và hấp dẫn, cái bạn cần đó chính là đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về kiến thức cùng kỹ năng mà các nhà tuyển dụng yêu cầu.

Các ngân hàng hiện nay được thành lập ra rất nhiều và có chiều hướng phát triển mạnh mẽ, ngày càng mở rộng nên lượng nhân sự tuyển vào các ngân hàng cũng sẽ nhiều hơn đồng nghĩa cơ hội việc làm cũng lớn hơn.

Theo như một số báo cáo mà Petrifiedtruth.com tìm hiểu được thì hiện nay các ngân hàng lớn đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, đặc biệt là tại 3 vị trí: quản trị rủi ro, quản lý, đầu tư và phải thuê các chuyên gia từ nước ngoài. Nhiều lãnh đạo quản lý lĩnh vực này cho biết hầu hết nguồn nhân lực khi ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng chất lượng còn thấp, không đáp ứng yêu cầu.

Hiện nay xin vào các ngân hàng hay công ty tài chính không còn là điều khó khăn
Hiện nay xin vào các ngân hàng hay công ty tài chính không còn là điều khó khăn

Mặt khác, hiện nay các công ty trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng cũng mọc lên khá nhiều để kịp theo xu thế đang không ngừng tăng của ngành này nên không chỉ ở các ngân hàng mà việc làm tại các công ty tài chính dành cho các bạn sinh viên mới ra trường là không hề thiếu.

Như vậy, có thể thấy rằng cơ hội việc làm cho ngành này là rất lớn nhưng bạn cũng cần phải nỗ lực không ngừng để có thể cạnh tranh trong ngành.

III. Học ngành tài chính ngân hàng có thể làm việc ở những đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể tham gia ứng tuyển tại các đơn vị, doanh nghiệp như:

  • Ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước: VietinBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank, ACB, Tecombank, MBBank…
  • Các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng như: SSI, HSC, VNDIRECT, MBS, ACBS, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội….
  • Các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư: Deloitte, PwC, KPMG, Ernst & Young, VPH, FCN, VEH, Manulife Progressive Fund,…
  • Ngoài ra bạn có thể làm việc tại cục thuế, hải quan, quỹ tín dụng, đầu tư bất động sản… hoặc có thể trở thành các giảng viên đại học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Sinh viên ngành Tài chíSinh viên tài chính ra trường có thể làm tại các Ngân hàng
Sinh viên ngành Tài chíSinh viên tài chính ra trường có thể làm tại các Ngân hàng

IV. Một số địa chỉ cung cấp việc làm ngành Tài chính ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng cùng các công ty trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng ngoài việc đăng tuyển trên trang web chính thức của mình sẽ còn đăng tin lên một số mạng xã hội cùng trang web như:

  • Facebook (Page, các hội nhóm tuyển dụng. tìm việc làm)
  • Mywork
  • TopCV
  • Tìm việc nhanh
  • Vieclam24h

Như vậy, có thể thấy rằng ngành Tài chính ngân hàng là một con đường rộng mở với cô hội việc làm hấp dẫn nhưng mức độ cạnh tranh và bắt buộc bạn phải cố gắng là không hề nhỏ. Nhưng nhìn chung thì bất cứ ngành nào cũng đều sẽ có những cạnh tranh và những miếng mồi ngon thì sẽ không bao giờ là dễ dàng.