Hoa hải đường là một trong những loài hoa đẹp được nhiều người ưa chuộng trong mỗi dịp tết. Vậy bạn đã bao giờ tò mò đến nguồn gốc hay ý nghĩa hoa hải đường trong phong thủy là gì hay chưa? Nếu có thì chắc chắn bài viết dưới đây là dành cho bạn.
Contents
I. Nguồn gốc và đặc điểm của hoa hải đường
1. Nguồn gốc của hoa hải đường
Tên khoa học của hoa hải đường là Malus spectabilis Borkh, loài hoa này được cho rằng có bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó cây được nhân giống và có mặt tại Việt Nam. Hải đường là loài hoa nở vào mùa xuân nên nó thường được chọn làm hoa hay cây cảnh để trưng bày trong mỗi dịp tết đến nhất là trong những năm gần đây.
Cho đến ngày nay, hoa hải đường ngày càng được nhân giống rộng rãi và có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, loài hoa này được phân vào loài thực vật hạt kín thuộc chi Trà và được trồng chủ yếu tại các khu vực từ Lạng Sơn cho đến Thừa Thiên Huế.
2. Đặc điểm loài hoa hải đường
Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa hoa hải đường thì chắc hẳn ai cũng nên biết những đặc điểm của loài hoa này như sau:
- Cây thân gỗ
- Thường mọc thành dạng bụi
- Chiều cao trung bình khoảng 3m
- Cành thường nhiều nhánh, dài và xum xuê
- Lá mọc cách, nhẵn mịn, bóng, có màu xanh đậm và mép lá có răng cưa nhỏ.
- Hoa hải đường thường là hoa đơn có 1 đến 3 đoá ở đầu cành
- Cánh hoa thường khá nhẵn mịn, xếp úp lên nhau, giống hình quả trứng úp ngược, hiếm khi nở xòe rộng.
- Hoa thường nở vào dịp tết nguyên đán.
- Tại Việt Nam có 4 màu hoa hải đường phổ biến là vàng, đỏ, hồng, trắng.
II. Ý nghĩa hoa hải đường đối với phong thủy
Về mặt phong thủy, ý nghĩa hoa hải đường được mọi người quan niệm rằng nó thể hiện cho sự giàu sang, phú quý. Hơn nữa, loài hoa này còn mang ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc sống yên ấm, một tình bạn thắm thiết. Với màu sắc bắt mắt, sự khỏe khoắn và căng tràn nhựa sống của mình nên hoa hải đường rất được ưa chuộng vào ngày tết với ý nghĩa hút tài lộc.
Tuy vậy, theo mỗi màu sắc thì ý nghĩa hoa hải đường cũng có sự khác nhau, cụ thể như:
1. Hoa hải đường màu đỏ, hồng
Hoa hải đường đỏ là loại hoa được yêu thích nhất cho ngày tết, loài hoa mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và phú quý hơn nữa nó là một trong những loài hoa sắc đỏ đại diện cho mùa xuân.
Tuy nhiên nếu xét theo phong thủy thì màu đỏ của hoa tượng trưng cho mệnh hỏa nên nó sẽ tương sinh với mệnh Thổ và Mộc nên hoa màu này nên trồng tại các nhà gia chủ có mệnh Mộc, Hỏa, Thổ sẽ hút được tài lộc nhiều hơn.
2. Hoa hải đường màu trắng
Hải đường trắng là loài hoa có mùi thơm nhẹ thường được gọi là bạch hải đường, nó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch cao quý, tinh khôi và dịu dàng, đồng thời chúng còn mang ý nghĩa cho sự khởi đầu mới mẻ và tràn đầy sức sống.
Luận về mặt phong thủy thì màu trắng của hoa hải đường tương ứng với mệnh Kim và những người nằm trong vòng tương sinh của mệnh này là Thổ và Thủy sẽ rất tương thích và người nên trồng loài hoa này là người mang mệnh Thổ, Kim, Thủy.
3. Hoa hải đường màu vàng
Hoa hải đường màu vàng cũng là một loài hoa đặc biệt, ý nghĩa hoa hải đường loại này đó chính là sự bền bỉ, trường thọ, “bách niên giai lão” và sự may mắn trong cuộc sống. Hơn nữa, theo người dân Nam bộ thì loài hoa này chưng vào ngày tết sẽ giúp gia chủ thuận buồm xuôi gió, công danh tấn tới.
Xét theo phong thủy thì hoa hải đường vàng và hải đường trắng sẽ có ý nghĩa giống nhau.
III. Cách trồng và chăm sóc hoa hải đường
Sau khi đã hiểu về ý nghĩa hoa hải đường là gì thì chắc hẳn mọi người sẽ thấy thích thú và muốn trồng cho mình một cây hoa thật đẹp phải không? Vậy thì hãy đón xem phần hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hải đường dưới đây nhé!
1. Cách trồng hoa hải đường
Hoa hải đường thường ưa điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm, đất tốt nhiều dinh dưỡng, có độ xốp và thoát nước phù hợp. Tuy nhiên loài hoa này thường có tốc độ sinh trưởng chậm và không phải dễ trồng nên cần phải chăm sóc kỹ. Đối với hoa hải đường sẽ có 3 phương pháp trồng cơ bản và dễ nhất đó chính là:
- Gieo bằng hạt
- Chiết cành
- Giâm cành
2. Cách chăm sóc phù hợp
Khi hoa hải đường đã cao lên tầm 1m thì bạn nên bón phân cho cây 1 tháng 1 lần. Loài hoa này thường vào mùa hè tầm tháng 4 và tháng 7 sẽ mắc một số loại sâu bệnh như rệp phồng lá, sâu,.. Do đó, bạn nên mua thuốc đặc trị dành cho hải đường và thực hiện phun kép 2 lần đều lên cây, thời gian phun thuốc cho hoa nên để cách nhau khoảng 4 đến 5 ngày cho đến khi cây sạch bệnh.
Từ 2 tháng trước tết, bạn nên chăm cây hoa hải đường theo cách như sau để hoa có thể nở đúng dịp và rực rỡ nhất:
- Những cành và lá bị sâu bệnh phải được cắt bỏ, những cành nhỏ và cành phụ chồi ra nên tỉa bớt để tạo tán đẹp cho cây.
- Từ ngang thân cây quét một lớp sơn cho đến sát gốc để diệt trừ các loại sâu và nấm bệnh gây hại cho cây.
- Khi cây hải đường ra nụ bạn nên bón thêm phân cho cây 1 đến 2 lần cho đến lúc cây nở hoa.
Nếu bạn chỉ trồng trong vườn để hoa nở cho đẹp thì không sao nhưng nếu muốn cho nó ra chậu để chưng trong nhà thì sau khi hết tết cần mang cây ra trồng vào lại vườn đất tươi xốp để cây có đủ dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, bạn hãy cắt tỉa bớt cành nhiễm sâu bệnh và cành nhánh rồi quét nước vôi vào vết cắt để tránh cây bị nấm bệnh rồi trồng xuống đất. Bạn nhớ trồng cây tại những nơi râm mát, tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp và tiếp tục theo dõi, chăm sóc tốt để hoa hải đường có thể tiếp tục chơi vào dịp tết năm sau:
3. Lưu ý khi trồng hoa hải đường
- Đất trồng
Loài hoa hải đường nên được trồng bằng các loại đất thịt như đất phù sa, đất ở ruộng lúa tươi xốp. Bạn có thể xử lý đất bằng cách để đất khô rồi đập vụn và cho vào chậu, sau đó ủ thêm rơm hoặc trấu trộn vào trong đất để làm tăng độ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng và độ tơi xốp cho đất.
- Ánh sáng
Hoa hải đường là loài cây khá ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng mạnh nên nếu trồng loài hoa này bạn nên làm mái che cho cây và rất không nên cho cây trồng ở nơi có ánh nắng rọi trực tiếp trong thời gian dài.
- Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ môi trường phù hợp để trồng hoa hải đường là từ 18 độ C đến 27 độ C với độ ẩm không khí từ 50% đến 65%. Những điều kiện lý tưởng này sẽ giúp cho cây phát triển tốt và khỏe mạnh.
- Nước tưới
Hoa hải đường là loài cây không ưa nhiều nước, chính vì thế nên khi chăm sóc nó bạn chỉ nên tưới nước dưới dạng vòi tưới vào buổi sáng và chiều tối mỗi ngày. Lịch tưới nưới nước phù hợp cho loài hoa này là cách 1 đến 2 ngày tùy thuộc thời tiết khô nóng hay có mưa nhiều. Khi tưới cho cậy bạn cần tránh xịt nước trực tiếp vào gốc hoặc tưới ướt đẫm gốc cây hải đường để tránh cây bị úng nước chết.
- Phân bón
Muốn cho hoa hải đường sinh trưởng tốt hơn thì tốt nhất bạn nên cho thêm phân bón NPK khi hoa nở để bổ sung dinh dưỡng cho cây, điều này cũng sẽ khiến cho cây có nhiều nụ và hoa hơn. Trước dịp tết, bạn có thể bón thêm phân hữu cơ để giúp hoa hải đường cho hoa nhiều hơn vào dịp Tết.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về hoa hải đường, ý nghĩa hoa hải đường cùng cách trồng và chăm sóc hoa sao cho tốt nhất. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn hoa hải đường phù hợp nhất.