Trong văn hóa của người Nhật Bản, Hoa Tử Đằng là một loài hoa mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Nếu du lịch ở đất nước mặt trời mọc này vào tháng 4, tháng 5 thì chắc chắn bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ tuyệt sắc của nó. Hãy đón xem bài viết dưới đây để biết về ý nghĩa hoa tử đằng là gì nhé!
Contents
I. Nguồn gốc và truyền thuyết về hoa tử đằng
1. Nguồn gốc của hoa tử đằng
Theo nhiều thông tin mà Petrifiedtruth.com tìm hiểu được thì hoa tử đằng có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và được trồng khá phổ biến ở các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…
Loài hoa này có tên tiếng Anh là Chinese Wisteria chính vì vậy mà nhiều người sẽ tưởng rằng nó là loài hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tử đằng là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu, loài hoa này có đặc tính phải trồng 10 năm mới có thể ra hoa nhưng mỗi khi ra hoa thì nó lại nở rộ khắp một vùng trời với nhiều sắc màu khác nhau.
2. Truyền thuyết về loài hoa
Truyền thuyết hoa tử đằng kể rằng ngày xưa khi thế giới đang còn bị quỷ giữ thống trị, đêm đến là chúng sẽ xuất hiện và giết hại người dân. Và lũ quỷ này lại mê mẫn công chúa và trang giành để có được nàng, không được chúng bắt đầu bắt giam phụ nữ và các bé gái trong ngôi làng lại. Một đêm nọ, bọn quỷ định đến bắt bà Okihina, nhưng bà có ba người con trai bảo vệ. Họ quy ước sẽ thay nhau ở nhà bảo vệ mẹ với cây kiếm bảo vật của gia đình truyền lại có thể chấn át ma quỷ. Hai ngày trôi qua bình yên cho đến khi lượt chàng út. Chàng canh trừng đã lâu mà không nhưng không thấy điều gì khả nghi, vừa định vào nhà ăn trưa thì chàng đã bị một con quỷ biến thành cô gái lừa. Và đã bắt mẹ của chàng đi mất, khi tỉnh dậy chàng không biết nên làm thế nào đành dắt kiếm vào thắt lưng rồi lên đường tìm đến nơi quỷ ở. Đi mãi chàng gặp một ông cụ đang ngồi bên đường, xin chàng mẫu bánh mì, đưa xong thì chàng hỏi ông cụ đường đi thì cụ chỉ về hướng Nam. Chàng tiếp tục hành trình. Mãi miết đến cuối ngày, chàng lại đến chỗ ông cụ. Ông cụ lại nhờ chàng đào hố trồng hộ mình cây táo, xong việc chàng lại hỏi đường tìm về nơi ở của quỷ. Ông chỉ về hướng Bắc, chàng lại tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, vẫn quay lại chỗ ông cụ ngồi. Ông cụ lại khẩn khoản nhờ chàng giết con rắn độc trong lều. Sau đó, ông cụ nói “Ta đã thử thách con ba lần về tính hào hiệp, lòng nhân hậu và thái độ dũng cảm. Con hãy đi về hướng Nam chính là hang quỷ”. Và ông cụ cho chàng câu thần chú có thể biến hóa theo ý mình, nhưng lần thứ 3 phải trở thành người ngay nếu không thì sẽ phải vĩnh viễn chịu số phận như vậy. Nói xong chàng trai đi về hướng Nam, đến khi thấy ngọn lửa xanh leo lét trong đêm, tuy nhiên chàng lại bị sa vào bãi lầy. Không ngờ, lúc này chàng nhìn thấy mẹ, chàng đọc thần chú biến mình thành dòng sông đưa mẹ thoát khỏi chốn này. Bọn quỷ khi biến bà Okihina bỏ chốn liền đuổi theo chàng. Mẹ con chàng chảy mãi cho đến khi cập vào bãi cát thì chàng liền biến thành con ngựa đưa mẹ vượt sa mạc. Tuy nhiên, bọn quỷ đuổi theo phía sau, chàng liền biến thành cây cổ thụ với những tán lá xum xuê, tỏa ra những chùm hoa tím thơm ngát để bà mẹ Okihina có thể ẩn mình, thoát khỏi sự truy đuổi của loài quỷ. Và từ đó, cây cổ thụ này được gọi là cây hoa tử đằng, là loài hoa đặc biệt thể hiện tình cảm, sự yêu thương và còn cả sự may mắn nữa đấy. (Nguồn: Sưu tầm) |
II. Đặc điểm của hoa tử đằng
Hoa Tử Đằng là loài hoa khá đặc biệt với những đặc điểm như sau:
- Thuộc loài thực vật họ đậu
- Loài hoa dây leo thân gỗ sống lâu năm
- Cây có thể leo cao từ 10 – 20m so với mặt đất
- Lá mọc xen kẽ nhau dài từ 15 – 30cm
- Mỗi cành thường mọc từ 5 – 15 lá xếp thành hình lông chim
- Hoa tử đằng có màu tím nhạt, thơm nhẹ
- Rễ cây thường mọc sâu và sinh trưởng rất nhanh
Ngoài sắc tím đặc trưng thì hoa tử đằng còn có màu trắng và vàng nhưng nó khá hiếm và ít người biết đến.
III. Ý nghĩa hoa tử đằng trong văn hóa các nước
Ý nghĩa hoa tử đằng trong văn hóa của các nước cũng có sự khác nhau như:
1. Ý nghĩa hoa tử đằng của người phương Tây
Theo như văn hóa của người Phương Tây thì hoa tử đằng măng ý nghĩa biểu tượng cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Loài hoa này thể hiện lòng yêu thương hoặc sự ngưỡng mộ và trong tình yêu nó là sự trìu mến và trân trọng người mình yêu.
2. Ý nghĩa hoa tử đằng của người Nhật Bản
Nếu hoa hồng đỏ với nhiều nước trên thế giới tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào và bất diệt thì đối với người Nhật Bản hoa tử đằng là loài hoa biểu trưng cao hơn cả cho tình yêu. Theo văn hóa của người Nhật thì hoa tử đằng biểu thị cho một tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Hoa còn mang ý nghĩa là trân trọng sự yêu thương và xóa bỏ thù hận.
3. Ý nghĩa hoa tử đằng của người Trung Quốc
Hoa tử đằng được trồng khá phổ biến tại Trung Quốc và đối với quốc gia này nó đại diện cho một tình bạn thiêng liêng, chân thành và cao quý nhất. Vào mùa hoa nở rộ, rất nhiều bạn trẻ sẽ tổ chức đi ngắm hoa và picnic để có thể ngắm nhìn hết vẻ đẹp của nó cũng như gắn kết tình cảm bạn bè.
IV. Ý nghĩa hoa tử đằng theo màu hoa
Ngoài ý nghĩa theo văn hóa các nước thì mỗi màu hoa tử đằng cũng sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.
1. Hoa tử đằng tím
Hoa tử đằng tím là loại hoa phổ biến nhất, cũng giống như trong văn hóa Nhật Bản thì màu tím của nó là biểu tượng của một tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Hoa muốn phát triển được thì cần thời gian, công sức vun đắp, cũng như tình yêu, nếu muốn có một mối tình đẹp và sâu đậm thì phải dành nhiều thời gian để bồi đắp.
2. Hoa tử đằng vàng
Hoa tử đằng vàng lại mang ý nghĩa giống với trong văn hóa của người Trung Quốc, đó chính là tình bạn thắm thiết và quý mến nhau. Hơn nữa, màu vàng của hoa theo nhiều quan niệm thì nó còn mang ý nghĩa của sức sống dồi dào, trẻ trung.
3. Hoa tử đằng xanh
Hoa tử đằng xanh thường không mấy phổ biến, loài hoa này là biểu tượng của sự tươi sáng, là màu của sự sống và sự phát triển, thường được dùng trong những dịp khai trương với mong muốn thịnh vượng, phát tài cho gia chủ.
4. Hoa tử đằng trắng
Hoa tử đằng trắng thường được sử dụng để trang trí cho các hôn lễ, nó là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc lâu bền. Chính vì vậy mà đám cưới được tổ chức tại phương Tây người ta rất ưa chuộng dùng loài hoa này.
5. Hoa tử đằng hồng
Hoa tử đằng màu hồng cũng mang ý nghĩa về tình yêu, khác với tình yêu của hoa màu tím thì hoa màu hồng lại nói lên cảm xúc của một tình yêu chớm nở, một tình yêu hồn nhiên và ngây thơ. Hoa còn đại diện cho sự ngây thơ, hồn nhiên của những bé gái.
Hoa tử đằng hiện nay đã được trồng ở Việt Nam nhưng còn chưa thực sự phổ biến như Nhật Bản hay Trung Quốc. Nếu có dịp thì bạn có thể ghé thăm đất nước Nhật Bản vàng tháng 4, tháng 5 hoặc Trung Quốc vào tháng 3, tháng 4 để ngắm nhìn sự nở rộ của loài hoa này.